Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc l'évolution des habitudes
Sự Giàu Và Nghèo Của Các Dân Tộc
Trên thế giới có khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng chưa đến 20% là các quốc gia phát triển. Theo báo cáo của Oxfam (2018), 26 người giàu nhất thế giới sở hữu khối tài sản bằng với tài sản của 3,8 tỷ người thuộc nhóm nghèo nhất. Người giàu ngày càng giàu lên, trong khi người nghèo lại càng nghèo thêm. Vậy tại sao khoảng cách giàu nghèo lại lớn như vậy? Đây chính là câu hỏi mà David S.Landes tìm cách giải đáp trong cuốn sách Sự Giàu Và Nghèo Của Các
Dân Tộc (The Wealth and the poverty of Nations).
Là một công trình đồ sộ, quyển sách chứa đựng những thông tin phong phú với lập luận sắc bén. Landes cho rằng chìa khóa của sự thịnh vượng của các quốc gia trong thời hiện đại chính là Cuộc cách mạng công nghiệp. Nếu muốn trở nên thịnh vượng, các quốc gia phải tiến hành công nghiệp hóa. Đi sâu hơn, ông lý giải nền tảng cho quá trình thực hiện Cách mạng công nghiệp ở các quốc gia. Thách thức những quan điểm cũ, ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên (gồm cả cảnh quan,
nguồn nước, đất đai, khoáng chất, khí hậu) quan trọng nhưng không đủ, vị trí địa lý cũng không phải là định mệnh. Điều quan trọng nhất để làm nên cuộc Cách mạng công nghiệp ở từng quốc gia luôn phụ thuộc vào nền văn hóa là nền tảng cho xã hội và những giá trị được bảo tồn trong xã hội đó. Sự thịnh vượng mà thiếu đi những đặc điểm văn hóa phù hợp, chưa bao giờ ổn định và bền vững.
Nước Anh, cũng như các quốc gia thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp và trở nên thịnh vượng, họ có một xã hội gắn kết, có năng lực cạnh tranh, sự tôn trọng, mong muốn truyền đạt kiến thức thực nghiệm và kỹ thuật, những con người trong xã hội vươn lên nhờ công trạng và năng lực. Họ không những biết làm ra của cải mà còn biết cách sử dụng của cải. Sự trung thực được tôn trọng, các thiết chế được viết ra để đảm bảo an toàn cho tài sản và việc hưởng thụ thành quả lao động. Họ được giáo dục để từ bỏ nhu cầu trước mắt để hướng đến những giá trị lâu dài và bền
vững. Những điều này khó có thể tìm thấy ở các xã hội còn lại, những xã hội còn đang chật vật trong quá trình công nghiệp hóa.
+ Nhận xét chuyên gia:
“David Landes đã viết nên một công trình khảo sát bậc thầy về những thành công lớn và thất bại lớn trong các nền kinh tế ghi vào lịch sử của thế giới. [] Bất kỳ ai nghĩ rằng thành công kinh tế của một xã hội tách biệt với những đòi hỏi về đạo đức và văn hóa của xã hội ấy hẳn nhiên sẽ phải suy nghĩ lại.” – Robert Solow
“Công trình nghiên cứu lịch sử mới của David Landes về sự nổi lên của phân chia giàu và nghèo hiện nay giữa các quốc gia trên thế giới là một bức tranh có tầm bao quát cực kỳ rộng lớn và sáng suốt khác thường. Ý thức về tính ngẫu nhiên của lịch sử không làm giảm sự nổi trội của những chủ đề lặp đi lặp lại trong các cuộc đụng độ đưa châu Âu vươn lên vị trí dẫn dầu nền kinh tế. Vốn hiểu biết dồi dào khó tin [của tác giả] được trình bày bằng một văn phong sáng sửa và mạnh mẽ, cuốn hút khó cưỡng với người đọc.” – Kenneth Arrow, Nhà kinh tế Mỹ, người nhận giải Nobel Kinh tế 1972.
+ Trích đoạn:
“Cách phân chia cũ thế giới thành hai khối quyền lực, phương Đông và phương Tây, đã yếu thế. Giờ đây, thách thức và nguy cơ lớn là sự chênh lệch về của cải và sức khỏe, ngăn cách người giàu và người nghèo. Sự cách biệt ấy thường được gọi là phương Bắc và phương Nam, vì nó mang tính dịa lý; nhưng tên gọi chính xác hơn sẽ là phương Tây và phần Còn lại, bởi sự phân chia này cũng có tính lịch sử. Đây là vấn đề riêng lẻ lớn nhất và là mối nguy hiểm mà thế giới phải đối mặt trong thiên niên kỷ thứ 3. Chỉ có một lo lắng khác quan trọng gần như thế là suy thoái môi trường, cả hai có liên quan mật thiết với nhau và thực ra là một. Chúng là một vì của cải không chỉ dẫn đến việc tiêu thụ mà còn cả rác thải, không chỉ dẫn đến việc sản xuất mà còn cả sự tàn phá. Chỉnh rác thải và sự tàn phá này, đã gia tăng rất nhiều cùng với sản lượng và thu nhập, hiện đe doạn không gian chúng ta sống và di chuyển.” – Davis S. Landes
Giá sản phẩm trên Tôi đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng).....